DỊCH VỤ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH

DỊCH VỤ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH
Ngày đăng: 25/01/2021 07:59 PM

     

    DỊCH VỤ BẢO VỆ CÔNG TRƯỜNG

     

    Mục tiêu là công trường xây dựng nên tình hình rất phức tạp nhân viên bảo vệ phải có nghiệp vụ cao, để giải quyết rất nhiều tình huống có thể xảy ra trong mục tiêu.

    Nhiệm vụ các vị trí, thường có 3 vị trí chính: cổng chính, chòi, tuần tra.

    I. VỊ TRÍ CỔNG CHÍNH
    Đây là vị trí quan trọng nhất trong các vị trí bảo vệ tại mục tiêu công trường, vị trí này có nhiệm vụ như sau:

    1. Đối với khách

    Khi ra vào công trường
    - Hỏi tên khách cơ quan công tác, mục đích vào gặp ai.
    - Liên lạc bằng bộ đàm hoặc điện thoại vào bên trong báo cho người khách cần gặp ra đón, nếu không có hẹn trước thì phải có sự đồng ý của người mà khách cần gặp, mới đăng ký cho vào.
    - Ghi tên khách, tên công ty, giờ đến của khách vào sổ khách ra vào (kiểm tra giấy tùy thân hoặc giấy giới thiệu).
    - Phát cho khách thẻ khách và các dụng cụ bảo hộ lao động như mũ, kính,...
    - Cho khách đăng ký những đồ vật có giá trị, chỉ dẫn khách vào mục tiêu.

    Khi ra khỏi công trường
    - Kiểm tra túi xách của khách.
    - Kiểm tra các đồ vật khách mang ra (nếu có) có đúng với giấy cho phép mang ra của đơn vị chủ quản (phải có chữ ký của người có thẩm quyền).
    - Thu lại các vật dụng đã phát cho khách.
    - Đề nghị khách ghi vào sổ giờ ra và ký tên.

    2. Đối với công nhân

    Khi vào:
    - Kiểm tra thẻ, mũ và các thiết bị bảo hộ khác.
    - Kiểm tra trang phục có đúng theo yêu cầu của đơn vi chủ quản.
    - Phải đăng ký các vật dụng có giá trị.
    - Công nhân làm việc ngắn ngày phải kiể tra tên trong danh sách cho phép của đơn vị chủ quản.

    Khi ra:
    -Tất cả công nhân phải bỏ mũ xuống lần lượt ra từng người.
    - Kiểm tra cẩn thận túi xách, đối chiếu vật dụg mang ra, kiểm tra có đúng như đã đăng ký hoặc đúng như trong giấy cho ra của đơn vị chủ quản, ngoài ra không được mang ra bất cứ vật dụng gì.
    - Bảo vệ khi kiểm tra người cẩn thận phía trước, bên hông, giầy, ống chân.
    Chú ý: Ngày, giờ, số lượng, chủng loại, chữ ký…trong giấy cho ra cổng.

    3. Đối với các loại xe

    Khi vào
    - Phải dừng tại cổng, người tài xế phải xuất trình giấy tờ, đăng ký tên số xe, đem những gì vào. Thông báo cho người có trách nhiệm của đơn vị chủ quản ra đón.
    - Cho lái xe đăng ký những vật dụng có giá trị để đối chiếu khi ra
    - Kiểm tra xe có đầy đủ điều kiện vào mục tiêu (vd: chiều cao không thích hợp, xe quá lớn.)
    - Mở cổng cho xe vào.

    Khi ra
    - Dừng xe tại cổng, người tài xế phải vào phòng bảo vệ ghi giờ ra và đăng ký vào sổ đăng ký.
    - Tài xế phải xuất trình giấy tờ có liên quan đến việc đem hàng hóa ra ngoài.
    - Bảo vệ phải kiểm tra và đối chiếu với thực tế hàng mang ra có khớp với phiếu xuất hay không, và các chữ ký trong phiếu.
    Chú ý: Chủng loại, số lượng, chất lượng, mã số, ngày, giờ và chữ ký của đơn vị chủ quản.
    - Phải kiểm tra cẩn thận các thùng xe, gầm xe, thành xe và cabin xe.
    - Không giải quyết các hàng hóa không giấy phép mang ra ( giấy xuất hàng phải có chữ ký của đơn vị chủ quản).
    - Mở cổng cho xe ra.

    4. Đối với trang thiết bị nguyên vật liệu

    Khi vào
    - Kiểm tra hóa đơn, chủng loại, số lượng, mã số.
    - Liên lạc với người có liên quan của đơn vị chủ quản ra đón.
    - Ghi vào sổ đăng ký nguyên vật liệu.
    Chú ý: Hàng hóa mang vào mục tiêu phải được kiểm tra cẩn thận, chú ý nếu là NVL dễ cháy nhân viên bảo vệ phải tư vấn cho khách hàng công tác PCCC.

    Khi ra:
    - Kiểm tra hóa đơn, giấy xuất kho có chữ ký của đơn vị chủ quản
    - Sau khi kiểm tra hóa đơn nhân viên bảo vệ tiến hành kiểm tra trên thực tế.
    Chú ý:Chủng loại mã số, chất lượng số lượng và chữ ký.
    - Lưu trữ các hóa đơn, giấy xuất kho và giấy ra cổng của đơn vị chủ quản.

    5. Đối với nhân viên ra vào
    Tất cả các nhân viên phải tuân thủ theo nội quy của công trường.

    6. Một số nhiệm vụ khác của nhân viên tại cổng chính.
    - Quản lý điện thoại, chìa khóa.
    - Giái thích hướng dẫn các vấn đề cho khách ra vào.
    - Quản lý trang thiết bị, ghi chép sổ sách sạch sẽ, chính xác tất cả xắp xếp gọn gàng có khoa học.
    - Nắm bắt tình hình và báo cáo cho những người có thẩm quyền khi họ cần biết.
    - Giữ gìn thông tin liên lạc, phối hợp với các vị trí khác.
    - Bàn giao chặt chẽ cho ca sau.
    - Quản lý thư từ bưu phẩm, chuyển phát nếu có.

    II.VỊ TRÍ TUẦN TRA
    - Tuần tra khu vực được giao, phát hiện, bắt giữ, lập biên bản những người vi phạm nội quy công trường.
    - Phát hiện, ngăn chặn những hành vi phá hoại, vi phạm an toàn lao động.
    - Phát hiện những sự cố cháy nổ, máy móc cháy nổ.
    - Kiểm tra các công cụ phòng chống cháy và hệ thống báo cháy đảm bảo khi xảy ra sự việc sẽ đưa lại hiệu quả sử dụng cao nhất.
    - Kiểm tra khóa các cửa sổ, cửa ra vào.
    - Kiểm tra các thiết bị sử dụng bằng điện về độ an toàn, đặc biệt là cháy nổ.
    - Phải mang theo các dụng cụ thích hợp khi đi tuần tra như : đèn pin, bộ đàm, dùi cui.
    - Giám sát, kiểm soát người trong khu vực làm việc, chú ý giám sát các khu vực cấm, nguy hiểm không cho người không có thẩm quyền được vào.
    - Dùng các phương tiện thông tin liên lạc phối hợp làm việc với các vị trí khác nhau.
    - Ghi chép sổ tuần tra cẩn thận tỉ mỉ chú ý ghi rõ số công nhân làm việc, thuộc công ty nào, làm việc ở đâu? làm gì? thời gian bao lâu?.

    III. MỘT SỐ YÊU CẦU ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN BẢO VỆ
    Phải biết rõ mục đích, tính chất mức độ manh động của các công nhân tại mục tiêu.
    Biết được các trang thiết bị đắt tiền, dễ mất.
    Các mánh khóe ăn cắp của công nhân.
    Biết được cá tính từng người của đơn vị chủ quản.
    Nhận thức đươc những khó khăn tại mục tiêu, những khu vực nào nguy hiểm.
    Nắm được tình hình an ninh trật tự các khu vực xung quanh tại mục tiêu.

    Zalo
    Hotline